Lịch sử Quốc Ca:
Tại Quốc hội khoá I, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".
Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".
Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."
Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...
Nhiều nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.
Image may be NSFW.
Clik here to view.
BÀI TIẾN QUÂN CA do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác tháng 12-1944 (
Bút tích do tác giả viết lại và chữ ký của tác giả đề tặng BTCMVN năm 1994)
(Nguồn: Nvhtn.org.vn)
Câu chuyện về sự ra đời của Tiến Quân Ca:
Khi làm tờ tạp chí Cửa Việt số Tết Nhâm Thân 1992, chúng tôi hân hạnh được nhạc sĩ Văn Cao tặng cho con tem này để in kèm theo một bài viết về Tân nhạc Việt Nam. Nhân dịp đó, chúng tôi có hỏi ông về sự ra đời của bài hát này, bài hát đã làm rạng danh cho tên tuổi của người nhạc sĩ ngay từ khi bước vào con đường hoạt động Cách mạng.
Đấy là vào mùa đông 1944, Văn Cao gặp đồng chí Vũ Quý ở sân ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội). Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài ca yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca... Trong một tiệm cơm gần đấy, Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động Cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh. Văn Cao rất ngạc nhiên, vì ông nghĩ rằng mình sẽ được giao một khẩu súng chứ không nghĩ là mình sẽ quay lại viết bài hát. Nhưng đây là nhiệm vụ Cách mạng. Văn Cao nhận lời, và trong hoàng hôn rét mướt ảm đạm ấy, ông đã đi về phía Hồ Gươm. Những người chết đói nằm la liệt. Những người sống thoi thóp bới tìm trong rác rưởi những thứ có thể ăn được. Văn Cao đau xé lòng, trở về căn gác xép ở phố Nguyễn Thượng Hiền, và đêm hôm đó nét nhạc đầu tiên của bài Tiến Quân Ca xuất hiện: Đoàn quân Việt Nam đi...
Image may be NSFW.
Clik here to view.
Nhạc sĩ Văn Cao
Bài hát đang làm dở thì ông nghe tin mẹ và các em đã từ Hải Phòng về quê Nam Định bị đói, và đứa cháu gái 3 tuổi con người anh trai bị lạc dọc đường. Bao nhiêu uất nghẹn của người dân nô lệ dưới hai tròng Pháp - Nhật như trút vào bài hát đang viết dở: Tiến lên! Cùng thét lên!... Chí trai là đây nơi ước nguyền.
Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: “Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng” và bài Đống Đa: “Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa”... Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến Quân Ca.
Bài hát viết xong, Văn Cao gặp lại đồng chí Vũ Quý và hát cho ông ấy nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến Quân Ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11/1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết. Nguyễn Đình Thi khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng.
Ngày 17/8/1945, dù đang ốm nặng, Văn Cao vẫn cố gắng đến dự cuộc mít tinh của công chức Hà Nội ở quảng trường Nhà Hát Lớn. Ông kể: “Khi ngọn cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn Nhà Hát xuống, bài Tiến Quân Ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra...”.
Image may be NSFW.
Clik here to view.
Quốc kỳ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Đã có lần, Nhà nước và Quốc hội mở cuộc vận động sáng tác một bài Quốc ca mới để thay Tiến Quân Ca, nhưng hàng nghìn bài hát dự thi đã không bài nào thay thế được bài hát lịch sử ấy. Tiến Quân Ca đã gắn bó với lịch sử Cách mạng Việt Nam, đã gắn bó máu thịt với người dân Việt Nam, đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam, bởi đấy là bài hát “mang hồn nước”, mãi mãi vững bền cùng “nước non Việt Nam ta vững bền”.
(Nguồn: Vietnamnet)
KhocTham.Us Tổng Hợp
Tags - quoc ca